Chưa đăng nhập | Thảo luận cho địa chỉ IP này | Đóng góp | Mở tài khoản | Đăng nhập | Viết nháp

Trang chính | Thảo luận Đọc | Xem mã nguồn | Xem lịch sử | Khác

Viêm tiền liệt tuyến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jump to navigationJump to search
Viêm tiền liệt tuyến
Inflammation of prostate.jpg
Chuyên khoaKhoa tiết niệu
ICD-10N41
ICD-9-CM601
DiseasesDB10801
MedlinePlus000524
eMedicineemerg/488
Patient UKViêm tiền liệt tuyến
MeSHD011472
Viêm tiền liệt tuyến hay viêm tuyến tiền liệt là một dạng viêm nhiễm tại bộ phận tuyến tiền liệt và thường biểu hiện dưới hai dạng cấp tính và mạn tính với một số triệu chứng tiêu biểu như đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt... viêm tuyến tiền liệt mạn tính biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần...[1]

Mục lục

 [xem

Đại cương[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến đặc biệt chỉ có ở nam giới, kích thước và hình dạng như hạt của quả hồ đào nằm phía dưới bàng quang bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Khi mới sinh, kích thước tuyến tiền liệt của một bé trai chỉ bằng hạt đỗ. Tuyến này lớn dần theo thời gian và phát triển tăng vọt vào tuổi dậy thì. Cho đến 20 tuổi tuyến tiền liệt đạt đến kích thước của người lớn. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là sản xuất tinh dịch, giúp cho việc nuôi dưỡng, vận chuyển tinh trùng[2] đồng thời có chức năng giúp kiểm soát nước tiểu và sản xuất một số chất có trong tinh dịch.[3][4]
Viêm tiền liệt tuyến là bệnh rất xảy ra ở độ tuổi trung niên, thường có hoạt động tình dục và được chia làm ba loại: viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mãn tính do vi khuẩn và viêm không do vi khuẩn.[3][4] Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái và biến chứng nếu không điều trị đúng. Nhiều bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt đi chữa bệnh nhưng không khỏi, bệnh kéo dài dai dẳng, có người điều trị năm bảy ngày thấy bớt triệu chứng đã bỏ điều trị, không tái khám nên tái phát và biến chứng nặng.[3][4]

Triệu chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh thường có các triệu chứng kích thích là tiểu đêm hay đái đêm, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt (luôn buồn tiểu), tiểu rớt giọt hay đái dắt và có các triệu chứng bế tắc là tiểu khó, tiểu phải rặn, tiểu buốt, rát, tiểu chậm - đi tiểu nhưng không tiểu được ngay, nặng nhất là bí tiểu (thường gặp khi viêm cấp tính). Ngoài ra, bệnh nhân có triệu chứng đau vùng trên xương mu, bẹn bìu, tiểu khung đau cả vùng chậu nhỏ, và tầng sinh môn, vùng dưới thắt lưng. Có khi kèm rối loạn chức năng khi giao hợp như đau buốt khi xuất tinh hoặc rối loạn về sự co cứng dương vật.[2][3]
Viêm tiền liệt tuyến thường gặp ở tuổi thành niên và cũng gồm có cac dạng viêm tuyến tiền liệt cấp và mạn tính. Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng:
  • Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt, thuộc chứng Nhiệt lâm.
  • Viêm tuyến tiền liệt mạn biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, vùng hội âm, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, niệu đục trắng, thuộc phạm trù chứng tinh trọc, lao lâm.
Có hai loại nhiễm trùng tuyến tiền liệt, ác tính và mãn tính. Nhiễm trùng ác tính xảy ra đột ngột và có một số hoặc tất các triệu chứng sau:
  • Sốt và ớn lạnh
  • Tiểu và xuất tinh đau rát
  • Thường buồn tiểu và tiểu rắc
  • Đau ở bụng và lưng dưới
  • Tiểu ra máu (thỉnh thoảng)
Các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính thường nhẹ hơn nhiễm trùng ác tính và thường không bị sốt và ớn lạnh. Cả hai loại đều có thể xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt rất khó phát hiện vì triệu chứng của nó có những điểm tương tự giống với một số bệnh như bệnh viêm nhiễm bàng quang hoặc niệu đạo. Hiện nay y học chưa có bằng chứng rõ ràng nào khẳng định chứng viêm tuyến tiền liệt có khả năng dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt.[1]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể biểu hiện ở nhiều dạng:[2]
  • Type IViêm nhiễm khuẩn cấp: Triệu chứng thường xuất hiện bất ngờ, bao gồm: sốt và rét, có cảm giác như bị cúm, đau ở tuyến tiền liệt, ở phần dưới thắt lưng hoặc ở vùng sinh dục, đái dắt, đau rát hoặc khó khăn khi đi tiểu, đôi khi trong nước tiểu, trong tinh dịch có máu, đau khi xuất tinh. Viêm tuyến tiền liệt cấp là một bệnh nghiêm trọng, cần phải đi viện điều trị kịp thời.[2]
  • Type IIViêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mãn tính: Triệu chứng gần giống như viêm cấp nhưng phát triển chậm hơn và không nguy hiểm bằng viêm cấp. Viêm tuyến tiền liệt mãn chỉ sốt nhẹ, thường hay đi tiểu đêm và kéo theo cả viêm bàng quang tái phát.
  • Type IIIViêm tiền liệt tuyết mãn không nhiễm khuẩn: Đây là loại phổ biến nhất. Nói chung các biểu hiện và triệu chứng của dạng này giống với type II, nhưng hầu như không bị sốt. Tuy nhiên sự khác nhau chính là không thấy vi khuẩn khi làm xét nghiệm nước tiểu và trong dịch của tuyến tiền liệt. Có khi có các tế bào mủ trong nước tiểu.
  • Type IVViêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng: không cần xử lý.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt rất khó chẩn đoán một phần vì triệu chứng của nó khá giống với một số bệnh khác, ví dụ như bệnh viêm nhiễm bàng quang hoặc niệu đạo.[2]

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Quan điểm chung[sửa | sửa mã nguồn]

Theo y học hiện đại thì viêm tuyến tiền liệt thường là thứ phát của các chứng viêm niệu đạoviêm tinh nangviêm mào tinh hoàn hoặc viêm các vùng lân cận trực tràng. Vi khuẩn gây bệnh thường là các loại tụ cầu khuẩnliên cầu khuẩntrực khuẩn đại trường và trực khuẩn loại bạch hầu. Những yếu tố dẫn đến bệnh thường là cơ thể cảm lạnhrượu chè quá mức, chấn thương vùng hội âm, quan hệ tình dục quá độ v v…
Theo y học cổ truyền thì viêm tuyến tiền liệt cấp là do cảm nhiễm độc tà, thấp nhiệt hạ chú gây kinh lạc tắc, khí huyết ứ trệ, bàng quang khí hóa rối loạn. Viêm tuyến tiền liệt mạn là do phòng dục quá độ làn tổn thương tinh khí gây nên thận khí suy yếu, thấp nhiệt tà xâm lấn, hoặc do ngày thường rượu chè quá mức làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, dồn xuống dưới khiến cho kinh lạc bị trở, khí huyết ứ trệ gây nên.

Lâm sàng[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính là do nhiễm trùng từ niệu đạo, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng qua quan hệ tình dục, có khi bị nhiễm trùng qua đường máu (ít gặp)... Nếu bị viêm cấp tính mà không điều trị triệt để sẽ dẫn tới áp xe tuyến tiền liệt. Còn nếu không điều trị đúng cách, dễ bị nhiều biến chứng như nhiễm trùng máuviêm nội mạc cơ timbí tiểu cấp tínhviêm mào tinh hoàn....[3]
Trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn từ dưới lên, kèm theo các bệnh hoa liễu sau các cuộc giao hợp. Chủng loại vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính thường là E.coli, ngoài ra còn các loại vi khuẩn khác có thể gây bệnh nhưng ít hoặc hiếm gặp hơn như clamydiagonocoquevi khuẩn lậu... Đặc điểm của viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn là viêm kéo dài kèm theo các cơn đau từng đợt cách quãng.
Biến chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính tùy thuộc vị trí tổn thương viêm: nếu ổ viêm ở chỏm tuyến tiền liệt sẽ phát triển thành những tổ chức xơ, gây ra tiểu khó vì xơ cứng cổ bàng quang, nếu viêm ở vùng đáy sẽ gây ra những đợt viêm kịch phát, nguồn gốc của những đợt đau và chảy mủ không liên tục. Đôi khi bệnh nhân còn bị hoại tử, bị vôi hóa tuyến tiền liệt ở chỗ bị viêm nhiễm, xuất tinh ra máu.[3]
Trong trường hơp viêm tuyến tiền liệt không có liên quan đến một dạng viêm nhiễm nào, chứng bệnh có thể trở nên mãn tính và được gọi là viêm tuyến tiền liệt mãn tính hay gây nên hội chứng đau khung xương chậu mãn tính.[1]

Nhóm nguy cơ cao[sửa | sửa mã nguồn]

Viêm tiền liệt tuyến là bệnh rất xảy ra ở nam giới trong độ tuổi trung niên (thường có hoạt động tình dục)[3][4] bệnh thường gặp ở những người:[2]
  • Đàn ông có tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên, có thể phát triển cả ở người dưới 40
  • Viêm hoặc nhiễm khuẩn tiền liệt tuyến bị sưng chèn ép ống niệu đạo
  • Những người mới bị viêm bàng quang hoặc đường tiết niệu
  • Phải đặt ống xông
  • Đang đi tiểu lại đột ngột dừng
  • Làm những nghề có chấn động hoặc rung nhiều
  • Lắc hoặc đi xe đạp liên tục
Những người có yếu tố nguy cơ cao bị viêm tuyến tiền liệt cũng là người có tuyến tiền liệt to, người hay bị sỏi thận, người hay bị nhiễm trùng đường tiểu và người có những bế tắc đường tiểu dưới như hẹp bao quy đầu.[3]

Phòng bệnh[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp: thường lan truyền do các bệnh nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, v.v... cần tích cực điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vùng kế cận. Bệnh viêm tiền liệt tuyến mạn tính: thường lao động quá sức hoặc phòng dục quá độ nên cần chú ý điều độ trong sinh hoạt. Cần chú ý: vệ sinh ăn uống, không ăn nhiều chất cay nóng, chất kích thích, hạn chế rượuthuốc lá. Nên uống nhiều nước, tiểu nhiều có thể giúp chất dịch tiền liệt tuyến bài tiết dễ dàng.
Người cao tuổi ăn chế độ nhiều rau và trái cây, ăn cà chua mỗi ngày. Giảm bớt thời gian đi xe đạp, nên ngồi ghế mềm để giảm bớt lực đè lên tiền liệt tuyến và tránh ngồi quá lâu để cho tuần hoàn vùng hội âm lưu thông dễ dàng. Đối với người bệnh viêm tiền liệt tuyến, cần nên đi lại vận động nhiều.

Điều trị[sửa | sửa mã nguồn]

Tự chữa trị[sửa | sửa mã nguồn]

Uống nhiều nước, một liệu pháp tốt để trị viêm tuyến tiền liệt
Viêm nhiễm tuyến tiền liệt thường có thể chữa trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh. Nếu viêm nhiễm tái phát, có thể cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh thời gian dài. Đôi khi nam giới có các triệu chứng tiểu đau nhưng không phải do nhiễm trùng, tình trạng này (được gọi là prostatodynia) thường liên quan đến stress hoặc buồn chán.[5]
Ngay từ khi mới phát hiện ra bệnh, cần nhanh chóng điều trị và áp dụng một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nhìn chung cần tránh vận động mạnh, gây sức nén cho tuyến tiền liệt như đạp xe để giảm chấn động lên tuyến tiền liệt, cần uống nhiều nước, hạn chế rượu, cà phê và thức ăn cay nóng, đi tiểu đều. Hiện nay cũng có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng viêm tuyến tiền liệt như alpha blockersfinasteride và dutasteride,[1]
Viêm tiền liêt tuyến không nhất thiết phải ngừng sinh hoạt tình dục tuy nhiên khi quan hệ tình dục mà xuất hiện những dấu hiệu như chảy máu, tổn thương cơ quan sinh dục hay quá trình xuất tinh bất thường thì cần đến ngay bác sĩ.[1]
Thực hiện tốt một số khuyến cao sau:
  • Uống nước nhiều hơn có thể giúp làm sạch đường tiết liệu. Uống thêm nhiều nước, 8 tới 12 ly mỗi ngày cho tới khi đi tiểu nhiều hơn bình thường. Điều này có thể giúp làm sạch đường tiết niệu.[6]
  • Tránh uống rượu và đồ uống có caffein (trà, cà phê). Caffein có thể thường làm buồn tiểu.
  • Kiểm soát stressCăng thẳng rất có liên quan đến các triệu chứng tiểu đau.
  • Uống nhiều nước tối đa.
  • Bỏ rượu và caffein hoàn toàn trong chế độ ăn uống.
  • Tắm nước nóng làm giảm đau và stress.
  • Dùng thuốc aspirin hoặc ibuprofen có thể làm giảm các triệu chứng tiểu đau.[5]

Phác đồ điều trị[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những yếu tố làm bệnh viêm tuyến tiền liệt khó điều trị là "hàng rào" mô của tuyến tiền liệt ít cho kháng sinh thâm nhập. Vì vậy, kháng sinh chỉ vào được tuyến tiền liệt khoảng 10-20% hàm lượng thuốc uống nên phải kéo dài thời gian điều trị thuốc có khi lên đến 12 tuần. Thậm chí một số trường hợp khi điều trị bác sĩ phải đeo găng, đưa tay vào hậu môn bệnh nhân để xoa bóp tuyến tiền liệt cho chảy mủ ra, bơm nitrate bạc vào niệu đạo.[4]
Sau đó kết hợp uống thuốc kháng sinh. Việc điều trị này phiền phức cho cả bác sĩ, bệnh nhân và ít bác sĩ biết điều trị đúng cách vì bác sĩ nội khoa thì không rành việc xoa bóp, còn bác sĩ ngoại khoa thì thường chỉ chú ý đến những bệnh nhân cần phẫu thuật. Nếu điều trị đúng bệnh có thể khỏi trong vòng hai tháng, tuy nhiên nếu những yếu tố nguy cơ vẫn còn thì dễ bị tái phát.[3]
Các thuốc chẹn alpha nếu như người bệnh khó đi tiểu có thể giúp giãn cổ bàng quang và các thớ cơ nơi tiền liệt tuyến tiếp giáp với bàng quang, làm dễ tiểu tiện hơn và nhanh chóng giảm tải cho bàng quang. Một số thuốc giảm đau như aspirin, hoặc ibuprofen (MotrinAdvil...) sẽ làm người bệnh dễ chịu hơn. Lưu ý: uống quá nhiều các loại thuốc này dễ có những tác dụng phụ như đau bụng, chảy máu hoặc loét dạ dày.[2] Các loại thuốc giãn cơ cũng thường được sử dụng vì các cơn co cơ mu luôn đi kèm với bệnh viêm tiền liệt tuyến.

Biện pháp bổ trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Với bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính phải cho nằm nghỉ trên giườngngồi ngâm trong nước ấm, nếu bí tiểu phải dẫn lưu nước tiểu, uống kháng sinh. Với bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính phải được sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể thấm sâu vào tuyến tiền liệt kéo dài 4-12 tuần.[4]
Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt tuyệt đối bỏ rượubia, không ăn thức ăn cay nóng (tiêuớtgừng) và phải uống thật nhiều nước, giữ gìn vệ sinh, quan hệ tình dục lành mạnh. Loại bỏ những yếu tố nguy cơ như còn bao quy đầu thì phải cắt bỏ, điều trị sớm và đúng khi bị nhiễm trùng niệu, có sỏi thận thì phải điều trị đúng phương pháp. Bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ điều trị.[3] Các loại vi khuẩn gây viêm tiền liệt tuyến mãn kháng thuốc hơn vì vậy phải điều trị lâu hơn, có khi phải điều trị kháng sinh từ 6 đến 12 tuần.

Liệu pháp khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vật lý trị liệu: Những bài tập đặc biệt và kỹ thuật thư giãn có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm tuyến tiền liệt ở một số người.
  • Tập thể dục: Nằm duỗi thẳng và thư giãn cơ mu dưới, đôi khi thêm một chút ấm để làm cho cơ mềm hơn
  • Tắm ngồi: Là cách tắm chỉ ngâm nửa dưới của cơ thể vào nước nóng, sẽ làm giảm đau và thư giãn cơ bụng dưới.[2]
  • Xoa tiền liệt tuyến: Một số người khi xoa tiền liệt tuyến đã giảm được xung huyết, thông mạch, nhờ đó bệnh có đỡ phần nào.
  • Các biện pháp khác: Sử dụng thuốc làm giảm hormone tiền liệt tuyết (Proscar) và liệu pháp sóng có giải tần hẹp cũng đã có một số kết quả nhất định.
  • Tự chăm sóc: Uống nhiều nước, hạn chế rượu, cà phê và thức ăn cay nóng, đi tiểu đều, hoạt động tình dục điều độ, đi xe đạp nên dùng loại yên giảm xóc để giảm chấn động lên tuyến tiền liệt, một số bài thuốc dân gian như sắc cây dừa nước với bột kẽm và khoáng quexetin cũng giảm được triệu chứng.[2]

By Wikipedia | A comment?

Niệu đạo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jump to navigationJump to search
Niệu đạo
Female and Male Urethra.jpg
Niệu đạo chuyên chở nước tiểu từ bọng đái ra ngoài cơ thể. Trong hình là (a) niệu đạo nữ và (b) niệu đạo nam.
Chi tiết
Tiền thânUrogenital sinus
Động mạchInferior vesical artery
Middle rectal artery
Internal pudendal artery
Tĩnh mạchInferior vesical vein
Middle rectal veins
Internal pudendal veins
Dây thần kinhPudendal nerve
Pelvic splanchnic nerves
Inferior hypogastric plexus
Bạch huyếtInternal iliac lymph nodes
Deep inguinal lymph nodes
Định danh
Latinhurethra vagina; feminina (phái nữ); urethra masculina (phái nam)
Tiếng Hy Lạpοὐρήθρα
MeSHA05.360.444.492.726
Dorlands
/Elsevier
Urethra
TAA08.4.01.001F
A08.5.01.001M
FMA19667
Thuật ngữ giải phẫu
[sửa trên Wikidata]
Niệu đạo là một bộ phận của hệ tiết niệu, nó là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ sáo (lỗ tiểu) để đưa nước tiểu ra ngoài.[1] Ngoài ra ở đàn ông và động vật giống đực, nó còn có vai trò trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài.

Mục lục

  [xem

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

a) Niệu đạo nữ:
  • 1 chức năng: dẫn nước tiểu
  • dài khoảng 3–5 cm
  • Lỗ niệu đạo ngoài: chỗ hẹp nhất của niệu đạo, nằm giữa 2 môi bé sau âm vật trước lỗ âm đạo
b) Niệu đạo nam:
  • 2 chức năng: dẫn nước tiểu và dẫn tinh
  • dài khoảng 18–20 cm (gấp 6 lần nữ)
  • 4 đoạn
    • Niệu đạo trước tiền liệt:
      • 1-1,5 cm, nằm trong cổ bàng quang
      • Chỉ tồn tại hi bàng quang đầy
    • Niệu đạo tiền liệt:
      • 2,5-3 cm, là phần giãn to nhất của niệu đạo
      • Có nhiều ống tuyến tiền liệt đổ vào
    • Niệu đạo màng:
      • 1,2 cm. Ngắn nhất và hẹp nhất
      • Từ mặt dưới tiền liệt tuyến đến hoành niệu dục
    • Niệu đạo xốp:
      • Đoạn dài nhất 12-15 cm
      • Đi trong hành xốp dương vật và ra lỗ niệu đạo ngoài [2]

Một số bệnh liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Viêm niệu đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm trùng ở niệu đạo do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn mà chủ yếu là vi khuẩn E.coli. Viêm niệu đạo gây nên cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đôi khi tiểu có mủ. Với nam giới, viêm niệu đạo có thể gây nên ra mủ ở lỗ sáo. Viêm niệu đạo không những gây ảnh hưởng tới việc bài tiết nước tiểu và tinh dịch, gây ra nhiều những rắc rối trong sinh hoạt của người bệnh mà nó còn là nguy cơ dẫn tới xuất tinh sớm, viêm bàng quang hay viêm tuyến tiền liệt, thậm chí là suy thận mãn tính hay vô sinh ở nam giới. Còn ở nữ giới, nếu bệnh để lâu ngày có thể dẫn tới vô sinh nữ do vòi dẫn trứng bị tắc.[3]
Nguyên nhân
Những nguyên nhân chủ yếu là[1]:
  • Do việc vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cách khiến cho các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào và gây viêm tại niệu đạo.
  • Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm niệu đạo và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Do sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, các loại xà phòng có nồng độ pH cao để sử dụng xịt rửa vùng kín.
  • Đối với nam giới có thể bị viêm niệu đạo do sự tác động cơ học như nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu sau phẫu thuật đường tiểu, thăm dò bàng quang, sau tán sỏi,…
  • Đối với nữ giới do cấu tạo niệu đạo ngắn hơn của nam giới nên các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới
Có nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị mắc viêm niệu đạo nhiều hơn nam giới:
  • Thứ nhất, do hệ thống tiết niệu có cấu tạo tương đối đặc biệt, niệu đạo của nữ giới ngắn, thẳng và rộng hơn nam giới, chỉ có 3–4 cm, nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Khoảng cách giữa lỗ niệu đạo với âm đạo và hậu môn của nữ giới lại rất gần, bất kể là ở xung quanh âm đạo hay hậu môn đều có một lượng lớn vi khuẩn, dịch âm đạo cũng là một cơ sở tương đối tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Thứ hai, là do phụ nữ có những giai đoạn sinh lý đặc biệt, gồm kinh nguyệt và thời kỳ mang thai. Vệ sinh kém trong thời kỳ kinh nguyệt có thể là tác nhân gây viêm niệu đạo. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai tử cung nở to sẽ đè lên bàng quang và ống dẫn niệu, thay đổi nội tiết cũng khiến ống dẫn niệu nở ra, co bóp chậm lại, làm cho nước tiểu chảy chậm hoặc hình thành tích dịch nhẹ. Đây chính là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh.[3]
Cách phòng tránh viêm niệu đạo ở nữ giới
Bí quyết phòng tránh viêm niệu đạo nữ: Uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn.
Nhiều bệnh nhân không dám uống nhiều nước vì viêm niệu đạo gây khó tiểu và nhiều triệu chứng khó chịu khi đi tiểu như nóng, rát, buốt... Điều này khiến cho nhiều người nhịn tiểu liên tục. Tuy nhiên, thường xuyên nhịn tiểu gây ra 2 hậu quả. Thứ nhất, thời gian nước tiểu chứa trong bàng quang dài, có một số vi khuẩn xâm nhập vào bên trong sẽ càng có nhiều thời gian sinh sôi và tấn công các bộ phận. Thứ hai, bàng quang căng đầy, áp lực tăng cao, nước tiểu sẽ ngược lên trên đến ống dẫn niệu, nếu vi khuẩn đã tấn công sẽ rất dễ xâm nhập lên trên dẫn đến viêm bể thận. Bởi vì nước tiểu có một vai trò rất quan trọng là đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể, vì vậy bạn nên uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn.[3]

Tham khảo

Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Ni%E1%BB%87u_%C4%91%E1%BA%A1o

By Wikipedia | | A comment?