Tinh trùng
Tinh trùng (tiếng Anh spermatozoon), tiếng Hy Lạp cổ σπέρμα (hạt giống) và ζῷον (mang sự sống). Tinh trùng là tế bào đơn bội, nó kết hợp với tế bào trứng để tạo thành hợp tử. Như vậy Hợp tử là 1 tế bào có trọn vẹn bộ nhiễm sắc thểvà sẽ trở trành phôi thai. Tinh trùng đóng góp 1/2 thông tin di truyền cho thế hệ con. Ở động vật có vú, tinh trùng quyết định giới tính của con con. Vì tế bào trứng luôn mang nhiễm sắc thể X nên tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y sẽ tạo ra con con là giống đực (XY) và tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sẽ sinh ra con cái (XX). Tế bào tinh trùng lần đầu được phát hiện bởi một sinh viên của Antonie van Leeuwenhoek vào năm 1677.[1]
Mục lục
[xem]Con người[sửa | sửa mã nguồn]
Tinh trùng được tạo ra ở tinh hoàn, mỗi tinh trùng mang 23 nhiễm sắc thể tức là một nửa số nhiễm sắc thể để tạo thành con người (23 cặp) vì vậy nó được gọi là tế bào đơn bội. Tế bào tinh trùng của người được cấu tạo bởi phần đầu dài khoảng 5 µm (5 phần nghìn mm) và đuôi dài 50 µm.[2] Nhờ cái đuôi hình roi, tinh trùng có thể di chuyển được cỡ 1 – 3 mm/ phút.
Tránh khỏi sự phản ứng của hệ miễn dịch[sửa | sửa mã nguồn]
Lớp phân tử Glycoprotein trên bề mặt của tinh trùng được hệ miễn dịch của tất cả các cá thể loài người chấp nhận, đó chính là tín hiệu không được loại bỏ. Lớp Glycoprotein cũng được các vi khuẩn truyền nhiễm, tế bào ung thư, các loài giun ký sinh, HIV... sử dụng để tránh khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch.
Động vật[sửa | sửa mã nguồn]
Phần lớn các loài động vật đều dựa vào tinh trùng để thụ tinh. Tế bào tinh trùng lớn nhất được biết đến là của một loài rất nhỏ bé: ruồi giấm. Tinh trùng của nó dài tới 1,8 mm nghĩa là dài hơn cơ thể con ruồi trưởng thành!
Thực vật, tảo và nấm[sửa | sửa mã nguồn]
Giao tử của rêu, dương xỉ và một số thực vật hạt trần là những tế bào tinh trùng tự di chuyển được, ngược lại với phấn hoa của phần lớn thực vật hạt trần và tất cả thực vật hạt kín. Tế bào tinh trùng của tảo và thực vật bậc thấp thường có nhiều đuôi (xem hình) khác hẳn về mặt hình thái so với tinh trùng của động vật.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Trứng
- Trứng đực
- Tinh trùng cái
Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo
0 responses to “Tinh trùng”