Châu Á
Diện tích | 44.579.000 km2 (17.212.000 dặm vuông) |
---|---|
Dân số | 4.164.252.000 (hạng 1)[1] |
Mật độ dân số | 87/km2 (225/sq mi)] |
Quốc gia | 48 |
Phần phụ thuộc |
[hiện]
|
Vùng không thừa nhận |
[hiện]
|
Múi giờ | UTC+2 đến UTC+12 |
Tên miền Internet | .asia |
Thành phố lớn nhất |
Bangkok
UlaanbaatarBắc Kinh Busan Chittagong Delhi Dhaka Doha Dubai Quảng Châu Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Hồng Kông Istanbul Jakarta Karachi Kuala Lumpur Manila Mumbai Osaka Pyongyang Riyadh Thượng Hải Thâm Quyến Singapore Seoul Đài Bắc[2] Tehran Tokyo |
|
Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.
Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Kavkaz, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara của Nga.
Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. Một số quốc gia châu Á có lãnh thổ vượt ra ngoài châu Á.
Mục lục
[xem]Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]
Tên gọi trong tiếng Việt của châu Á bắt nguồn từ tên gọi tiếng Trung “亞洲” (âm Hán Việt: Á châu). Chữ “Á” 亞 trong “Á châu” 亞洲 là gọi tắt của “Á Tế Á” 亞細亞.[3][4] “Á Tế Á” (亞細亞 - "Yà xì yà") là phiên âm tiếng Trung của danh xưng tiếng Bồ Đào Nha “Asia”.[3]
Từ “Asia” trong tiếng Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tên gọi tiếng La-tinh “Asia”.[3]
Từ "Asia" lại bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại Ασία (Asia), lần đầu tiên được chứng thực ở Herodotus, ở đó nó được nói đến như là Tiểu Á, hoặc trong các kết quả của các cuộc chiến tranh Ba Tư, đối với đế chế Ba Tư như là sự tương phản với Hy Lạp và Ai Cập. Homer đã biết đồng minh của người Troia (Tờ roa) có tên gọi là Asios, con trai của Hyrtacus, một người cai trị nhiều thành thị.
Thuật ngữ Hy Lạp có lẽ có từ Assuwa, liên minh của nhiều quốc gia vào thế kỷ XIV TCN ở Anatolia cổ đại. Trong tiếng Hittite assu- "tốt" có lẽ là một thành phần trong tên gọi này. Ngoài ra, ngôn từ cơ bản của thuật ngữ này có thể có nguồn gốc từ chữ asu trong tiếng Akkad, có nghĩa là "đi ra ngoài" hay "mọc", ám chỉ tới hướng của Mặt Trời khi nó mọc ở Trung Đông. So sánh giả thiết này với giả thiết về ngôn từ học của châu Âu trong tiếng Semit erebu "lặn" có thể thấy lý do đặt tên của châu Á và Châu Âu là sự tương phản với nhau, tương tự như các thuật ngữ orient và occident (tên gọi của Anatolia và Levant cũng là dấu hiệu của "mặt trời mọc"). Tuy được viện dẫn nhiều nhưng giả thuyết này bị phản đối do thực tế là Anatolia ở Akkad hoặc Semit nói chung không nằm ở phía đông.
Ranh giới[sửa | sửa mã nguồn]
Người Hy Lạp[sửa | sửa mã nguồn]
Người Hy Lạp cổ đại đã phân định ranh giới rõ ràng giữa châu Âu và châu Á, là biển Aegea, Dardanelles, biển Marmara, Bosporus, biển Đen, eo biển Kerch, và biển Azov. Sông Nile đã từng được sử dụng làm ranh giới giữa châu Á và châu Phi (lúc đó được gọi là Libya), mặc dù một số nhà địa lý Hy Lạp đề nghị ranh giới này là biển Đỏ thì tốt hơn.[5]
Châu Á - châu Đại Dương[sửa | sửa mã nguồn]
Ranh giới giữa châu Á và châu Đại Dương được xem là thuộc quần đảo Mã Lai. Thuật ngữ Đông Nam Á và châu Đại Dương được tách ra vào thế kỷ XIX do có sự khác biệt lớn về ý mặt địa lý. Đặc điểm chính để xác định các đảo nào của quần đảo Malay thuộc châu Á là vị trí của quá trình thuộc địa hóa của nhiều đế chế khác nhau tại đây (không phải hoàn toàn từ châu Âu). Lewis và Wigen viết rằng "sự thu hẹp của 'Đông Nam châu Á' đến ranh giới hiện tại đã diễn ra từ từ."[5]
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
- Bài chi tiết: Địa lý châu Á
Iran
Trung Quốc
Ả Rập
Xê Út
Xê Út
Nhật Bản
Kazakhstan
Ấn Độ
Mông Cổ
Indonesia
Malaysia
Philippines
Việt Nam
Singapore
Hàn
Quốc
Quốc
CHDCND
Triều Tiên
Triều Tiên
Afghanistan
Pakistan
Thái Lan
Lào
Campuchia
Đông Timor
Brunei
Myanma
Bhutan
Bangladesh
Nepal
Đài Loan
Uzbekistan
Kyrgyzstan
Tajikistan
Turkmenistan
Oman
Yemen
UAE
Qatar
Bahrain
Kuwait
Iraq
Jordan
Israel
Gaza
Syria
Thổ Nhĩ Kỳ
Gruzia
Azerbaijan
Armenia
Síp
Maldives
Sri
Lanka
Lanka
Nga
Hồng Kông
Ma Cao
Bờ Tây
Châu Á là lục địa lớn nhất trên trái đất. Nó chiếm 9% diện tích bề mặt của Trái đất (30% diện tích đất liền), và có đường bờ biển dài nhất là 62.800 km (39.022 mi). Châu Á nói chung được định nghĩa là phần phía đông chiếm 4/5 diện tích của lục địa Á-Âu. Nó nằm ở phía đông của Kênh đào Suez và Dãy núi Ural, và phía nam của Dãy núi Caucasus, Biển Caspi và Biển Đen. Nó tiếp giáp với Thái Bình Dương ở phía đông, với Ấn Độ Dương ở phía nam và Bắc Băng Dương ở phía bắc. Châu Á bao gồm 48 quốc gia, ba trong số đó (Nga, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ) có một phần lãnh thổ ở châu Âu.
Châu Á có khí hậu và các đặc điểm địa lý cực kỳ đa dạng. Khí hậu bao gồm từ khí hậu vùng cực ở Siberia đến khí hậu nhiệt đới ở miền nam Ấn Độ và Đông Nam Á. Siberia là một trong những nơi lạnh nhất ở Bắc bán cầu. Nơi hoạt động tích cực nhất trên Trái Đất của lốc xoáy nhiệt đới nằm ở phía đông bắc của Philippines và phía nam Nhật Bản. Sa mạc Gobi ở Mông Cổ và sa mạc Ả Rập trải dài trên phần lớn Trung Đông. Sông Dương Tử ở Trung Quốc là con sông dài nhất ở châu lục này. Dãy Himalaya giữa Nepal và Trung Quốc là dãy núi cao nhất trên thế giới, trong đó có Đỉnh Everestđược coi là "nóc nhà của thế giới". Rừng nhiệt đới trải dài trên nhiều khu vực phía nam châu Á trong khi rừng lá kim và lá rộng nằm xa hơn về phía bắc.
Châu Á tự nó được phân chia thành các bộ phận khu vực như sau:
- Bắc Á
- Trung Á
- Đông Á (hay Viễn Đông)
- Đông Nam Á
- Nam Á (hay tiểu lục địa Ấn Độ)
- Tây Nam Á (hay Tây Á)
Bắc Á[sửa | sửa mã nguồn]
Thuật ngữ này ít được các nhà địa lý sử dụng, và thông thường nó được nhắc đến để chỉ phần châu Á lớn hơn của Nga, còn được biết đến như là Siberi. Đôi khi các phần miền bắc của các quốc gia châu Á khác, như Kazakhstan cũng được tính vào Bắc Á.
Khu vực này bao gồm:
- Liên Bang Nga (phía đông dãy Uran)
- Mông Cổ
Trung Á (Trung Đông)[sửa | sửa mã nguồn]
Không có sự nhất trí tuyệt đối trong sử dụng thuật ngữ này. Thông thường, Trung Á bao gồm:
- Các nước cộng hòa Trung Á như Kazakhstan (trừ phần nhỏ lãnh thổ thuộc châu Âu), Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan.
- Afghanistan, Mông Cổ và các khu vực phía tây của Trung Quốc đôi khi cũng được tính trong khu vực này.
- Các nước cộng hòa Xô viết cũ nằm trong khu vực Kavkaz.
Trung Á hiện nay là quan trọng về địa lý chính trị do các tranh chấp và mâu thuẫn quốc tế về các ống dẫn dầu, Nagorno-Karabakh và Chechnya cũng như là sự có mặt của quân đội Mỹ tại Afghanistan.
Đông Bắc Á/Đông Á[sửa | sửa mã nguồn]
Khu vực này bao gồm:
- Các quần đảo trên Thái Bình Dương của Đài Loan và Nhật Bản.
- Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên.
- Trung Quốc, nhưng đôi khi chỉ tính các khu vực miền đông.
Đông Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]
Khu vực này bao gồm bán đảo Mã Lai, Bán đảo Trung-Ấn và các đảo trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Các quốc gia nằm ở đây bao gồm:
- Ở Đông Nam Á đại lục có các quốc gia Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
- Ở Đông Nam Á đại dương có các quốc gia Malaysia, Brunei, Philippines, Singapore, Brunei và Indonesia (một phần của quần đảo Indonesia cũng nằm trong khu vực Melanesia của châu Đại Dương). Đông Timor (cũng thuộc Melanesia) đôi khi cũng được tính vào đây.
Nước Malaysia bị chia thành hai phần qua biển Đông và vì thế có cả hai phần: lục địa và hải đảo.
Nam Á (tiểu lục địa Ấn Độ)[sửa | sửa mã nguồn]
Nam Á còn được nói đến như là tiểu lục địa Ấn Độ. Nó bao gồm:
- Các quốc gia Himalaya gồm Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bhutan và Bangladesh.
- Các quốc gia Ấn Độ Dương gồm Sri Lanka và Maldives.
Tây Nam Á (Tây Á)[sửa | sửa mã nguồn]
Cũng được gọi là Trung Đông hay Trung Cận Đông. Trung Đông thông thường cũng được sử dụng để chỉ một số quốc gia ở Bắc Phi (trong một số diễn giải). Tây Nam Á có thể chia nhỏ thành:
- Anatolia (tức Tiểu Á), bao gồm phần châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ.
- Quốc gia quần đảo Cộng hòa Síp trong Địa Trung Hải.
- Levant hay Cận Đông bao gồm Syria, Israel, Jordan, Liban, Iraq và phần châu Á của Ai Cập.
- Bán đảo Ả Rập bao gồm Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Qatar, Oman, Yemen và thỉnh thoảng là cả Kuwait.
- Khu vực Kavkaz bao gồm Armenia, một phần nhỏ của Nga và gần như toàn bộ Gruzia và Azerbaijan.
- Cao nguyên Iran bao gồm Iran và các phần của các quốc gia lân cận.
Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chính: Kinh tế châu Á
Châu Á có GDP danh nghĩa lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau châu Âu, nhưng lại là lớn nhất khi được tính bằng sức mua tương đương (PPP).
Xếp hạng | Nước | GDP (PPP, 2016) Triệu USD |
---|---|---|
1 | Trung Quốc | 20,853,331 |
2 | Ấn Độ | 8,642,758 |
3 | Nhật Bản | 4,901,102 |
4 | Nga | 3,684,643 |
5 | Indonesia | 3,010,746 |
6 | Hàn Quốc | 1,928,602 |
7 | Ả Rập Xê Út | 1,720,027 |
8 | Thổ Nhĩ Kỳ | 1,665,332 |
9 | Iran | 1,439,295 |
10 | Thái Lan | 1,108,111 |
Trong những năm gần đây theo GDP (PPP) thì châu Á những nền kinh tế lớn nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia.
Xếp Hạng | Nước | GDP (Danh nghĩa, 2016) Triệu USD |
---|---|---|
1 | Trung Quốc | 11,383,030 |
2 | Nhật Bản | 4,412,600 |
3 | Ấn Độ | 2,288,720 |
4 | Hàn Quốc | 1,404,400 |
5 | Nga | 1,132,740 |
6 | Indonesia | 936,955 |
7 | Thổ Nhĩ Kỳ | 751,186 |
8 | Ả Rập Xê Út | 618,274 |
9 | Đài Loan | 508,849 |
10 | Thái Lan |
Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển vượt bậc, cả hai có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 8%. Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao các năm gần đây ở châu Á bao gồm: Israel, Malaysia, Indonesia, Bangladesh, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam, Mông Cổ, Uzbekistan, Síp, Philippines, các nước giàu khoáng sản như Kazakhstan, Turkmenistan, Iran, Brunei, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Kuwait, Ả Rập Xê Út, Bahrain và Oman.
Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, GDP của Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Năm 1995, nền kinh tế Nhật Bản đã suýt đuổi kịp với Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất trong thế giới trong một ngày, sau khi đồng tiền Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục 79 yên / USD. Trong khi đó từ thập niên 1980 Kinh tế Trung Quốc đã có sự lột xác ngoạn mục sau những cải cách của Đặng Tiểu Bình, và sang thế kỷ 21 GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. 4 quốc gia Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore cũng đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong giai đoạn cuối thế kỷ 20, do đớ những nền kinh tế này còn được mệnh danh là Bốn con hổ châu Á. Israel cũng là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhờ tinh thần kinh doanh dựa trên một nền công nghiệp đa dạng.
Một số quốc gia Trung Đông như Saudi Arabia, Qatar, United Arab Emirates, Bahrain, Kuwait, và Oman hay Brunei ở Đông Nam Á dù chưa phải là những nền kinh tế phát triển, song vẫn là những quốc gia có mức sống cao nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào.
Theo GDP (PPP) thì Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới sau nền kinh tế của EU và Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản và Ấn Độ với vị trí thứ tư và thứ năm (sau đó là các quốc gia trong EU: Đức, Anh Quốc, Pháp và Ý). Theo thuật ngữ của tỷ giá hối đoái thì Nhật Bản lại là nền kinh tế lớn nhất ở châu Á và là thứ ba trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một trong những nền kinh tế lớn của châu Á, trong khi Bắc Triều Tiên lại là một trong những nước nghèo nhất.
Theo dự đoán của các chuyên gia thì GDP danh nghĩa của Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2020 [6]. Đến năm 2027, theo Goldman Sachs, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Một số khối thương mại tồn tại, với sự phát triển nhất là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Theo dự đoán của các chuyên gia thì GDP danh nghĩa của Nhật Bản sẽ vượt Ấn Độ vào năm 2051 do sự phát triển kinh tế của G20
Các khối thương mại:
- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Thỏa thuận cộng tác kinh tế gần (CEPA)
- Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS/СНГ)
- Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC)
- Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA) (dự thảo)
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên[sửa | sửa mã nguồn]
Châu Á theo ranh giới (được cho là như thế) là lục địa lớn nhất thế giới và nó rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ và sắt.
Với năng suất cao trong nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo, đã cho phép mật độ dân số cao của các quốc gia trong các khu vực nóng ẩm. Các sản phẩm nông nghiệp chính còn có lúa mì và thịt gà.
Lâm nghiệp cũng phát triển trong phạm vi rộng của châu Á, ngoại trừ khu vực Trung và Tây Nam Á. Nghề cá là một nguồn chủ yếu cung cấp thực phẩm ở châu Á, cụ thể là ở Nhật Bản.
Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Sản xuất công nghiệp ở châu Á theo truyền thống là mạnh nhất ở khu vực Đông và Đông Nam Á, cụ thể là ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Các ngành nghề công nghiệp dao động từ sản xuất các mặt hàng rẻ tiền như đồ chơi tới các mặt hàng công nghệ cao như máy tính và ô tô. Nhiều công ty ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản có các sự hợp tác đáng kể ở châu Á đang phát triển để tận dụng các lợi thế so sánh về sức lao động rẻ tiền.
Một trong các lĩnh vực chính của sản xuất công nghiệp ở châu Á là công nghiệp may mặc. Phần lớn việc cung cấp quần áo và giày dép hiện nay của thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Tài chính và các dịch vụ khác[sửa | sửa mã nguồn]
Châu Á có 3 trung tâm tài chính lớn. Chúng nằm ở Hồng Kông, Singapore và Tokyo. Các trung tâm mới nổi ở Ấn Độ hay Trung Quốc là do sự kinh tế về sản xuất công nghiệp theo hình thức gia công ở các quốc gia này cũng như sự có được của nhiều người trẻ có học vấn cao và nói tiếng Anh
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chính: Lịch sử châu Á
Các quốc gia và vùng lãnh thổ[sửa | sửa mã nguồn]
Lịch sử dân số | ||
---|---|---|
Năm | Số dân | ±% |
1500 | 243.000.000 | — |
1700 | 436.000.000 | +79.4% |
1900 | 947.000.000 | +117.2% |
1950 | 1.402.000.000 | +48.0% |
1999 | 3.634.000.000 | +159.2% |
Nguồn: "UN report 2004 data" (PDF). |
- Các tiểu vùng địa lý của châu Á
- Cách phân vùng của Liên hiệp Quốc cho châu Á
Dân số châu Á trong tương lai[sửa | sửa mã nguồn]
Năm | Dân số | Mật độ (km²) | Tỉ lệ tăng lên | % Dân số thế giới |
---|---|---|---|---|
2020 | 4.598.426.260 | 148,178 | 0.8161% | 65.69% |
2025 | 4.774.708.304 | 153,858 | 0.664% | 68.21% |
2030 | 4.922.829.661 | 158,631 | 0.5371% | 70.33% |
2035 | 5.045.488.373 | 162,584 | 0.4271% | 72.08% |
2040 | 5.143.850.426 | 165,754 | 0.326% | 73.48% |
2045 | 5.218.032.708 | 168,144 | 0.226% | 74.54% |
2050 | 5.266.848.432 | 169,717 | 0.1278% | 75.24% |
2055 | 5.290.517.068 | 170,480 | 0.0325% | 75.58% |
2060 | 5.290.029.643 | 170,464 | -0.0483% | 75.57% |
2065 | 5.270.626.348 | 169,839 | -0.106% | 75.29% |
2070 | 5.237.952.908 | 168,785 | -0.1516% | 74.83% |
2075 | 5.194.086.547 | 167,372 | -0.192% | 74.2% |
2080 | 5.140.833.583 | 165,655 | -0.2261% | 73.44% |
2085 | 5.080.577.103 | 163,715 | -0.2463% | 72.58% |
2090 | 5.017.487.286 | 161,682 | -0.2532% | 71.68% |
2095 | 4.953.893.193 | 159,632 | -0.2595% | 70.77% |
Nguồn:World Population Review,http://worldpopulationreview.com/continents/asia-population/
Tên vùng[7] và lãnh thổ cùng quốc kỳ | Diện tích (km²) | Dân số (Thống kê 1 tháng 7 năm 2008) | Mật độ dân số (theo km²) | Thủ đô |
---|---|---|---|---|
Trung Á: | ||||
Kazakhstan[8] | 2.724.900 | 15.666.533 | 5,7 | Astana |
Kyrgyzstan | 199.951 | 5.356.869 | 24,3 | Bishkek |
Tajikistan | 143.100 | 7.211.884 | 47,0 | Dushanbe |
Turkmenistan | 488.100 | 5.179.573 | 9,6 | Ashgabat |
Uzbekistan | 447.400 | 28.268.441 | 57,1 | Tashkent |
Đông Á: | ||||
Nhật Bản | 377.930 | 127.288.628 | 336,1 | Tokyo |
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên | 120.538 | 23.479.095 | 184,4 | Bình Nhưỡng |
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[9] | 9.596.961 hay 9.640.011 | 1.322.044.605 | 134,0 | Bắc Kinh |
Đài Loan [10] | 36.188 | 22.920.946 | 626,7 | Đài Bắc |
Hàn Quốc | 99.678 hay 100.210[11] | 49.232.844 | 490,7 | Seoul |
Bắc Á: | ||||
Nga[12] | 17.098.242 | 142.200.000 | 26,8 | Moskva |
Mông Cổ | 1.564.100 | 2.996.082 | 1,7 | Ulaanbaatar |
Đông Nam Á:[13] | ||||
Brunei | 5.765 | 381.371 | 66,1 | Bandar Seri Begawan |
Myanma | 676.578 | 47.758.224 | 70,3 | Naypyidaw[14] |
Campuchia[15] | 181.035 | 13.388.910 | 74 | Phnôm Pênh |
Đông Timor[16] | 14.874 | 1.108.777 | 73,8 | Dili |
Indonesia[17] | 1.919.440 | 230.512.000 | 120,1 | Jakarta |
Lào | 236.800 | 6.677.534 | 28,2 | Viêng Chăn |
Malaysia | 330.803 | 27.780.000 | 84,2 | Kuala Lumpur |
Philippines | 300.000 | 92.681.453 | 308,9 | Manila |
Singapore | 704 | 4.608.167 | 6.545,7 | Singapore |
Thái Lan | 513.120 | 65.493.298 | 127,4 | Bangkok |
Việt Nam | 331.212 | 95.261.021 | 259,6 | Hà Nội |
Nam Á: | ||||
Afghanistan | 652.090 | 32.738.775 | 42,9 | Kabul |
Bangladesh | 147.998 | 153.546.901 | 1040,5 | Dhaka |
Bhutan | 38.394 | 682.321 | 17,8 | Thimphu |
Ấn Độ[18] | 3.201.446 hay 3.287.263[19] | 1.147.995.226 | 349,2 | New Delhi |
Maldives | 300 | 379.174 | 1.263,3 | Malé |
Nepal | 147.181 | 29.519.114 | 200,5 | Kathmandu |
Pakistan | 796.095 hay 801.912 [19] | 167.762.049 | 208,7 | Islamabad |
Sri Lanka | 65.610 | 21.128.773 | 322,0 | Sri Jayawardenepura Kotte |
Tây Á: | ||||
Armenia[20] | Yerevan | |||
Azerbaijan[21] | 86.600 | 8.845.127 | 102,736 | Baku |
Bahrain | 750 | 718.306 | 987,1 | Manama |
Síp[22] | 9.251 | 792.604 | 83,9 | Nicosia |
Gruzia[23] | 69.700 | 64,0 | Tbilisi | |
Iraq | 438.371 | 28.221.181 | 54,9 | Baghdad |
Iran | 1.628.750 | 70.472.846 | 42,8 | Tehran |
Israel | 22.072 | 7.112.359 | 290,3 | Jerusalem[24] |
Jordan | 89.342 | 6.198.677 | 57,5 | Amman |
Kuwait | 17.818 | 2.596.561 | 118,5 | Thành phố Kuwait |
Liban | 10.452 | 3.971.941 | 353,6 | Beirut |
Oman | 309.500 | 3.311.640 | 12,8 | Muscat |
Palestine | 6.257 | 4.277.000 | 683,5 | Ramallah |
Qatar | 11.586 | 928.635 | 69,4 | Doha |
Ả Rập Xê Út | 2.149.690 | 23.513.330 | 12,0 | Riyadh |
Syria | 185.180 | 19.747.586 | 92,6 | Damas |
Thổ Nhĩ Kỳ[25] | 783.562 | Ankara | ||
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất | 83.600 | 4.621.399 | 29,5 | Abu Dhabi |
Yemen | 527.968 | 23.013.376 | 35,4 | Sanaá |
Tổng cộng | 43.810,582 | 4.162.966.086 | 89,07 |
- Ghi chú: Một phần của Ai Cập (Bán đảo Sinai) thuộc về Tây Á về mặt địa lý.
Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Phần lớn dân số thế giới theo các niềm tin tôn giáo khởi nguồn từ châu Á.
Các tôn giáo lớn trên thế giới hầu hết đều khởi nguồn từ châu Á và với phần lớn những người theo ngày nay đang sống ở châu Á bao gồm:
- Baha'i giáo, khởi nguồn ở Israel vào giữa thế kỷ XIX.
- Phật giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI TCN.
- Ấn giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào khoảng 1500 năm TCN.
- Hồi giáo, khởi nguồn ở Ả Rập Xê Út vào thế kỷ thứ VII của Công Nguyên.
- Kỳ na giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI TCN.
- Thần đạo, khởi nguồn ở Nhật Bản trước Công nguyên.
- Sikh giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào thế kỷ XV.
- Nho giáo, khởi nguồn ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ VI TCN.
- Đạo giáo, khởi nguồn ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ V hoặc thế kỷ thứ VI TCN.
- Hỏa giáo, khởi nguồn ở Iran khoảng hơn 1000 năm trước Công Nguyên.
- Đạo Cao Đài, khởi nguồn ở Việt Nam vào năm 1926 của thế kỷ XX.
- Đạo Hòa Hảo, khởi nguồn ở Việt Nam vào năm 1939 của thế kỷ XX và được xem là một nhánh của Tịnh Độ tông, Việt Nam.
- Kitô giáo, khởi nguồn ở Israel vào những năm đầu Công Nguyên. Sau này Kitô giáo bị phân rẽ ra thành ba nhánh chính: Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương và Kháng Cách.
- Do Thái giáo, khởi nguồn ở Israel khoảng năm 2000 trước Công nguyên.
Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]
Theo khu vực[sửa | sửa mã nguồn]
Đông Á[sửa | sửa mã nguồn]
Văn hóa Trung Quốc chiếm vai trò trung tâm, là nền văn hóa nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất khu vực Đông Á. Hệ thống chữ viết của Trung Quốc là một trong những hệ thống chữ viết được sử dụng liên tục lâu đời nhất trên thế giới, và là một phương tiện quan trọng để truyền bá văn hóa Trung Quốc ở Đông Á. Ngoài ảnh hưởng thống nhất của Nho giáo, Đạo giáo, chữ viết Trung Quốc và nhiều ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc khác thì phong tục, kiến trúc, văn học, ẩm thực, âm nhạc truyền thống, nghệ thuật biểu diễn ở mỗi nước Đông Á cũng đều có những nét đặc sắc riêng biệt.
0 responses to “Châu Á”