Chưa đăng nhập | Thảo luận cho địa chỉ IP này | Đóng góp | Mở tài khoản | Đăng nhập | Viết nháp

Trang chính | Thảo luận Đọc | Xem mã nguồn | Xem lịch sử | Khác

Âm hộ

Âm hộ là phần bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ.[1] Âm hộ được phủ lông mu khi đến tuổi dậy thì. Bên dưới da, phần phía trên của âm hộ là một lớp đệm bảo vệ bằng mỡ trùm lên xương mu. Bắt đầu từ bên dưới đệm là một rãnh kép do các nếp da hình vòng cung tạo thành, đó là các môi lớn, hay môi ngoài, và môi bé hay môi trong. Chúng ngăn cách vùng cơ quan sinh dục nữ với lỗ thoát của hệ tiêu hoá (hậu môn).
Phát triển của âm hộ xảy ra trong nhiều giai đoạn, chủ yếu trong giai đoạn bào thai và tuổi dậy thì. Là cổng vào của tử cung người, nó bảo vệ cửa mình bằng một "cửa kép": môi lớn và môi bé. Âm hộ có thể bị nhiều loại nhiễm trùng gây ngứa.
Âm hộ có chức năng tình dục; các cơ quan bên ngoài được phân bố đa dạng và tạo ra khoái cảm khi được kích thích đúng cách. Trong các ngành nghệ thuật, âm hộ đã được mô tả vừa là cơ quan có quyền lực "tạo ra cuộc sống" (thường gắn liền với tử cung), và cơ quan tạo ra khoái lạc tình dục cho loài người.[2]
Âm hộ cũng có chứa lỗ niệu đạo nữ giới, nhưng ngoài việc này âm hộ không liên quan đến chức năng tiểu tiện.

Âm hộ
Genital Diversity Expanded.jpg
Âm hộ của các phụ nữ khác nhau

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Âm hộ nhìn từ ngoài
Âm hộ với các cấu trúc bên trong và bên ngoài.
Sự đa dạng của hình dạng bên ngoài âm hộ.
Âm hộ bao gồm các cấu trúc sau:[3] Xương mu, môi lớn và môi bé, phần ngoài của âm vật, gồm quy đầu âm vật và mui âm vật; lỗ niệu đạo; cửa vào âm đạomàng trinh.
Các cấu trúc khác bao gồm: tầng sinh môn, khe âm hộ, dây chằng hãm Fouchette, đáy chậu, các tuyến nhờn trên môi lớn, các tuyến âm đạo (tuyến Bartholin và tuyến Skene).
Phần thịt mềm ở phía trước của âm hộ được hình thành bởi mô mỡ bao phủ xương mu, và được gọi là mu. Mons pubis là từ Latin chỉ "gò xương mu" và từ này không phân biệt giới nào. Tuy nhiên, một thuật ngữ biến thể xác định giới tính: ở nữ giới, gò xương mu thường được gọi tắt là mons veneris, tiếng Latin nghĩa là "gò của Venus" hay "gò của tình yêu". Mons pubis tách thành hai nếp gấp của da được gọi là môi lớn. Khe giữa môi lớn được gọi là khe hở âm hộ, hoặc khe Venus, và nó chứa đựng và bảo vệ các cấu trúc tinh tế hơn của âm hộ. Môi lớn gặp nhau tại một khu vực bằng phẳng giữa khe âm hộ và hậu môn, còn được gọi là đáy chậu. Màu sắc da bên ngoài của môi lớn thường gần giống với màu da của cá nhân, mặc dù có sự đa dạng đáng kể. Da bên trong và màng nhầy thường có màu hồng hoặc nâu.
Sau khi đến tuổi dậy thì, gò xương mu và môi lớn được lông mu bao phủ. Các lông này đôi khi kéo dài đến đùi và đáy chậu, nhưng mật độ, kết cấu, màu sắc, và mức độ bao phủ lông mu khác nhau đáng kể, do các biến thể của cá nhân và tập quán văn hóa có thể dẫn đến sửa đổi hoặc cạo bỏ lông ở vùng này.
Môi nhỏ là hai nếp gấp mềm mại của làn da nằm trong môi lớn và chứa nhiều tuyến nhờn.[4] Trong khi labia minora được dịch là môi nhỏ với hàm ý nhỏ hơn môi lớn, thường môi nhỏ đều có kích thước đáng kể, và nó có thể nhô ra ngoài môi lớn. Sự đa dạng của âm hộ nằm trong sự khác biệt đáng kể trong kích thước, hình dạng, và màu sắc của môi nhỏ.[5]
Âm vật được đặt ở phía trước của âm hộ, nơi môi nhỏ gặp nhau. Các phần nhìn thấy của âm vật là qui đầu âm vật. Thông thường, qui đầu âm vật có kích thước và hình dạng của một hạt đậu, mặc dù nó có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Qui đầu âm vật rất nhạy cảm, có chứa nhiều đầu dây thần kinh như quy đầu dương vật của nam giới. Điểm môi nhỏ gắn vào âm vật được gọi là dây hãm âm vật. Mũ âm vật thường bao bọc và bảo vệ âm vật, tuy nhiên ở các phụ nữ với âm vật đặc biệt lớn hoặc mũ âm vật nhỏ, âm vật có thể lộ ra một phần hoặc toàn bộ. Phần mũ âm vật của nữ giới là tương đương với bao quy đầu của nam giới.[6] Thường mũ âm vật chỉ ẩn một phần bên trong khe âm hộ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Âm đạo

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

By Wikipedia | | A comment?
0 responses to “Âm hộ”

Leave a Reply