Nam giới
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nam giới, ngược với nữ giới, là những người có giới tính nam (giống đực), được xác định ngay từ khi mới sinh thông qua cấu tạo cơ thể có bộ phận sinh dục nam[cần dẫn nguồn].
Dưới góc độ sinh lý học, sự xác lập giới tính bào thai được xác lập ngay từ khi thụ thai, với tinh trùng của người đàn ông mang nhiễm sắc thể X hoặc Y kết hợp với trứng của người phụ nữ mang sắc thể X, để tạo ra bào thai có mang nhiễm sắc thể XX (giống cái) hoặc XY (giống đực). Vì thế, để sinh được con trai, vấn đề phụ thuộc hoàn toàn vào việc tinh trùng thuộc loại nào (X hay Y) sẽ kết hợp được với trứng trước.
Mục lục
[xem]Khác biệt với nữ giới[sửa | sửa mã nguồn]
Về mặt giải phẫu và sinh lý học[sửa | sửa mã nguồn]
Ở đàn ông, có sự khác biệt về chiều dài, bề dày của dương vật, và kích cỡ cùng hình dạng của bìu dái. Bộ phận sinh dục nam dương vật là bộ phận bên ngoài chủ yếu của nam giới, nó có chức năng sinh sản khi đưa tinh trùng vào âm đạo của nữ. Nó cũng là bộ phận tiểu tiện của đàn ông, giống như bộ phận sinh dục của nữ, kích thước và hình dạng của dương vật cũng thay đổi tùy theo người. Ở người lớn, trong tình trạng mềm, hầu hết dương vật đo được khoảng 5,5 đến 9 cm và khi cương cứng thì trung bình là 7 đến 12 cm. Đường kính trung bình của dương vật là 2,5 cm và khi cương cứng là 3 cm.
IQ[sửa | sửa mã nguồn]
Vào năm 1999, một nghiên cứu của Richard Lynn, giáo sư danh dự tại Đại học Ulster phân tích số liệu từ một số bài test được xuất bản trước đó và phát hiện ra rằng chỉ số IQ trung bình của nam giới cao hơn của nữ giới khoảng 3-4 điểm IQ.[1] Các phân tích quy mô lớn của Lynn thực hiện năm 2004 khảo sát sự khác biệt giới cũng chỉ ra nam giới có chỉ số IQ trung bình cao hơn nữ là 5.0 điểm IQ.[2]
Do vậy, nam giới phù hợp với những nhiệm vụ có độ phức tạp cao hơn là phụ nữ. Số đàn ông có chỉ số IQ cao sẽ lớn hơn rất nhiều so với phụ nữ, Richard Lynn cho biết số đàn ông có IQ cao hơn 130 nhiều gấp 3 lần so với phụ nữ, và số đàn ông có IQ cao hơn 145 nhiều gấp 5,5 lần so với phụ nữ. Điều này giải thích tại sao phần lớn các thành tựu lớn như giải Nobel, các phát minh khoa học hoặc các Đại kiện tướng cờ vua luôn thuộc về nam giới[3].
Vị thế trong gia đình[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. |
Trải qua nhiều chế độ khác nhau của lịch sử vị thế của nam giới trong gia đình cũng có sự thay đổi rất rõ rệt:
+ Trong xã hội nguyên thủy, việc làm chủ yếu của con người lúc đó là: săn bắt thú dành cho đàn ông và hái lượm hoa quả dành cho đàn bà. Vì công việc săn bắn có lúc được lúc không, còn việc hái lượm luôn mang lại nguồn thức ăn dồi dào nên nam giới trong thời kỳ này không hề có quyền lực trong gia đình, con cái lấy theo họ mẹ.
+ Khi việc sử dụng công cụ bằng kim khí đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, việc cày bừa nông nghiệp mang lại hiệu quả rất cao, vượt xa việc hái lượm từ thiên nhiên. Đàn ông với sức khỏe thể chất tốt phù hợp hơn với công việc này và giành lấy quyền lực, vị thế trong gia đình, đóng vai trò trụ cột, quyết định, con cái lấy theo họ cha và còn tồn tại cho tới ngày nay.
+ Khi xã hội tư bản hình thành và phát triển, giai cấp tư sản làm chủ trong thời gian đó, vai trò của nông nghiệp nhường chỗ cho công nghiệp. Xã hội vẫn ưu tiên cho nam giới hơn vì nam giới làm được nhiều việc hơn so với nữ giới, nhất là các công việc đòi hỏi sức khỏe như thợ máy, thợ mỏ...
+ Trong chủ nghĩa xã hội hiện nay, "bình đẳng giới" được coi trọng, nam và nữ ngang nhau về mọi mặt. Tuy nhiên đó là mặt quy định pháp luật, còn thực tế về mặt tư duy, trí tuệ và sức khỏe thì nam giới vẫn vượt trội hơn hẳn so với nữ giới. Đó là đặc điểm tự nhiên không thể thay đổi được, do đó các nhân vật xuất chúng (nhà khoa học, lãnh tụ, tướng lĩnh...) vẫn thường là đàn ông.
Bình đẳng nam nữ[sửa | sửa mã nguồn]
Trong lịch sử loài người, sau khi chế độ mẫu hệ tàn lụi, hầu hết các nền văn hóa đã theo chế độ phụ hệ, với sự đề cao các quyền lợi của nam giới. Theo đó nam giới luôn là những người lãnh đạo bộ lạc, dân tộc, quốc gia v.v. và mọi của cải đều truyền cho con trai với ý nghĩa "quyền huynh thế phụ"[4]. Quan niệm Nho giáo tại các nước phương Đông cũng nhấn mạnh thêm vai trò thống trị tuyệt đối của nam giới, "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô"[5]. [cần dẫn nguồn]
Hiện nay nền văn minh nhân loại đang hướng tới bình đẳng nam nữ với sự đề cao quyền bình đẳng trong xã hội của nữ giới tương đương nam giới. Tuy nhiên, những đặc điểm tự nhiên về giới tính được hình thành qua hàng triệu năm tiến hóa thì không thay đổi[6]:
- Nam giới có xu hướng hành động nhanh chóng, quyết đoán, trong khi phụ nữ có xu hướng thụ động, bị cảm xúc chi phối.
- Phụ nữ yếu hơn nam giới về thể chất, bởi vì trong hàng triệu năm tiến hóa phụ nữ không thực hiện nhiệm vụ yêu cầu cao về thể chất như nam giới (phụ nữ hái lượm, nam giới săn thú).
- Chức năng não: phụ nữ nói nhiều hơn, trong khi nam giới được định hướng nhiều hơn cho hành động. Nam giới học toán (tư duy logic học) tốt hơn, còn phụ nữ tư duy ngôn ngữ tốt hơn (do họ nói nhiều hơn)
- Phụ nữ luôn có xu hướng tìm kiếm một người đàn ông mạnh mẽ để đạt được sự bảo vệ
- Nam giới có tinh thần sắn sàng đối mặt với thử thách cao hơn phụ nữ.
Quyền lực và sự kiểm soát là động cơ xã hội thực sự đằng sau việc phân chia các vai trò giới tính, thông qua phân công lao động. Không chỉ đơn giản là sự khác biệt về quan niệm xã hội, các đặc điểm tự nhiên đem lại ưu thế cho nam giới (sức khỏe, tư duy logic, mức độ tập trung trí óc đều tốt hơn phụ nữ), vẫn thường thấy xu thế nam giới nổi trội rõ rệt trong các công việc phức tạp như nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nghệ nhân... Ngay cả với những công việc thường được dành cho phụ nữ (nấu ăn), các cá nhân nổi bật nhất (đầu bếp chuyên nghiệp) vẫn thường là đàn ông.[6]
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, ngay cả trong các xã hội và tổ chức đánh giá cao bình đẳng giới, phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp ở hầu hết các vị trí lãnh đạo cao cấp. Phụ nữ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 5% trong số 500 CEO hàng đầu thế giới, nhỏ hơn 20% trong số các nhà khoa học tự nhiên. Theo nghiên cứu này, "những thứ chiếm lĩnh những suy nghĩ thường lệ, những thứ mà bạn quan tâm sâu sắc, hoặc những thứ thúc đẩy hành vi và quyết định" đã tạo ra sự cách biệt thành công giữa phái nam và nữ, theo đó nam giới được thúc đẩy bởi chiếm lĩnh quyền lực, trong khi phụ nữ lại muốn tạo dựng quan hệ gần gũi với người khác và thường gặp mâu thuẫn tâm lý khi theo đuổi mục tiêu lâu dài nào đó[7].
Vai trò giới[sửa | sửa mã nguồn]
Lịch sử nhân loại đến ngày nay vẫn được đánh dấu bởi sự thống trị của nam giới trong chính trị, gia đình, khoa học... Nhiều tôn giáo trên thế giới thuyết giáo về sự thống trị của nam giới. Về mặt sinh học, nam giới có những ưu thế về thể chất và trí tuệ so với nữ giới, do đó số lượng các nhân vật xuất chúng là nam giới luôn vượt trội so với nữ giới. Theo thống kê, tỉ lệ thiên tài trên thế giới bao gồm các nhà khoa học, nhà văn, chính trị gia, họa sĩ, nhà soạn nhạc... đều nghiêng vượt trội về phía nam giới[8].
Có nhiều vai trò chỉ dành riêng cho nam giới. Ví dụ như chức vị Giáo hoàng trong Giáo hội Công giáo Rôma chỉ dành riêng cho nam giới hay các vị trí tối cao là quốc vương của một quốc gia (vua trong trường hợp là nam) thời phong kiến trong các quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến thường được ưu tiên cho nam giới. Hoặc những công việc chỉ nam giới mới có thể làm được như hoạn quan (thái giám)...
Hình mẫu người đàn ông tốt hay một chàng trai tốt, một người tốt là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong công luận nói chung, trong xã hội, báo chí và trong văn hóa đại chúng mô tả một người nam trưởng thành hoặc thanh niên với những đặc điểm tính cách thân thiện, tốt bụng nhưng không quá quyết đoán, lấn át trong bối cảnh của một mối quan hệ với một người phụ nữ.[9]
Ngày 19 tháng 11 hàng năm là Ngày Quốc tế Nam giới.
Tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]
Trong tiếng Việt có nhiều từ dùng để chỉ nam giới. Để gọi khái quát có thể có các từ "nam", "đàn ông"; gọi nam giới còn trẻ tuổi có thể là "con giai", "con trai", "giai" "nam thanh niên"; gọi người cao tuổi có thể dùng các từ "ông già", "cụ già", "lão già"; nói về nam giới với ý nghĩa hơi mỉa mai, tếu táo có thể gọi "đực rựa", "đực"; gọi trong tương quan với nữ giới và có chút ngữ nghĩa văn chương có thể gọi là "phái mạnh" hay "đấng mày râu".
Trong xưng hô ngôi thứ ba, nam giới được gọi bằng các từ "thằng", "thằng ấy", "đực rựa", "cậu", "ông", "bố", "chú", "bác" v.v.
Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_gi%E1%BB%9Bi
0 responses to “Nam giới”